Bạn có biết cái cảm giác mình đang đứng trên mây xanh bỗng dưng bị người khác lôi cổ dìm xuống nước nó như thế nào không? Nếu “chưa”, nhìn tôi là biết liền…
.
.
.
- Cái gì?
- Tôi nói là “đáp án chiến tranh thế giới thứ hai của cậu sai rồi”.
- Nói láo. – Tôi hét lên phản bác. Ngay sau đó là tiếng cô thủ thư gõ bàn, chỉ tay vào mặt tôi ra hiệu im lặng. Tôi cúi đầu, hạ giọng hỏi Chảnh thiếu gia. – Sai chỗ nào? Cậu nói thử xem.
- Tốt thôi. Vậy tôi hỏi cậu tại sao dữ kiện cuối cùng lại bỏ đi mà không chịu phân tích?
- Cái đó… cái đó… – Tôi cứ thế lấp lửng rồi bỏ ngỏ câu nói.
- Cậu biết tại sao tôi lại hỏi ngày sinh của cậu với tên người thiết kế mật mã không?
- Không biết. – Tôi lắc mạnh đầu phụ họa cho câu nói của mình.
- Bởi vì trong dữ kiện “7/3 – 10/2: Ánh sáng vĩnh hằng sẽ mang lại bình yên cho thế giới” có nhắc tới Lưu Việt An và Bùi Vĩnh Quang.
- Dựa vào đâu mà cậu lại khẳng định như vậy?
- Bởi vì “ánh sáng vĩnh hằng” nghĩa là Vĩnh Quang, còn “bình yên” nghĩa là An. Hơn nữa từ khóa cần tìm có 22 ô vuông. Trong khi đó đáp án của cậu lên đến 23 ô vuông. Vậy thử hỏi một ô vuông nữa đi đâu rồi? – Chảnh thiếu gia nghiêng đầu nhìn tôi nheo mắt cười hỏi. Tôi nuốt khan một hụm nước bọt, đưa cả hai tay lên cào đầu, tìm chứng cứ biện hộ cho mình. – Cứng họng rồi à? Nhưng mà chưa hết đâu, vẫn còn một thứ nữa. “7/3 – 10/2”, một cái là ngày sinh của cậu, cái còn lại tôi khẳng định là ngày sinh của Bùi Vĩnh Quang.
Làm sao… làm sao mà cái tên họ Bùi ấy lại biết được ngày sinh của tôi? Hắn bói đâu ra vậy hả trời? Hả trời? Trời ơi điên đầu mất! Tôi lấy hai tay xoa rối mớ tóc xù, sản phẩm từ nãy đến giờ mình cất công ngồi cào song khẽ hỏi Chảnh thiếu gia:
- Vậy cậu nói đáp án là gì?
- Chiến tranh thế giới thứ ba, vừa đủ 22 ô vuông.
- Làm gì có chiến tranh thế giới thứ ba?
- Thì chính nó là nguyên nhân xuất hiện ngày sinh và tên của cậu với người bạn ấy ở trong đó.
Vậy là hết. Hết đường chối cãi.
.
.
.
Tôi chẳng biết mình về lớp bằng cách nào, chỉ biết tay mình đang cầm mật thư và trên đó có điền đầy đủ 22 từ khóa.
Thật ra mà nói tôi thấy Chảnh thiếu gia cũng không phải là lạnh lùng, khiêm tốn, khó gần hay hoàn hảo gì như lũ con Linh vẫn thường nói. Mà đúng hơn là “Chảnh”, mắc bệnh ngôi sao, lúc nào cũng nghĩ thế giới quay quanh mình. Thế nên kết lại một câu: người như thế thường đứng vào đội ngũ những đứa tự kỉ cô đơn nơi góc lớp. Bạn bè không có là chuyện thường, nói chuyện với tường là hiển nhiên, và dĩ nhiên, điên là không tránh khỏi.
Tôi nhún vai bật cười một cái, tự khen mình có mắt nhìn người. Thì bỗng…
- Chị An, chị đang cười cái gì đấy?
Ôi chết, ông bà tổ tiên của con ơi! Vào học hồi nào vậy? Toi rồi! Bây giờ mà không khoan tai ngồi nghe cô ca bài “dân ca trù” thì tôi không làm người.
- Hả? Chị cười gì tôi? Giáo viên thì ngồi trên giảng bài khàn cả cổ, học sinh thì ngồi dưới cười. Cười cái gì mà cười? Tôi có nói sai nội dung bài học hay mặc quần áo rách gì đi dạy hay không mà chị phải cười? Hả? Sao chị không cười nữa đi? Ban nãy còn cười tươi lắm mà? Cái lớp này học hành thì không chịu học, đầu óc toàn cứ để đâu đâu. Nhớ năm xưa tôi…
Đấy! Tôi nói có sai đâu. Cứ mỗi khi trong lớp có đứa nào làm sai chuyện gì đó thì câu cửa miệng đầu tiên của thầy cô luôn là “cái lớp này”. Song bắt đầu lôi chuyện ngày xưa ra kể lể, nói xuyên kim cổ. Từ việc thầy cô ngày xưa đi học khổ cực cỡ nào cho đến học sinh ngày nay sướng ra sao. Từ những thứ nhỏ nhặt nhất trong đời sống cho đến những thứ cao siêu. Từ những sự tích anh hùng cách hiện tại vài dặm ánh sáng hay vài ba câu tục ngữ quen thuộc từ thời ông cố cũng không tha.
Lẽ dĩ nhiên là mấy đứa ham chơi hơn ham học trong lớp tôi sẽ chẳng kêu ca một lời dù bị dán đoạn bài giảng đâu. Có khi ra chơi chúng nó còn chạy đến cám ơn tôi nữa ấy chứ. Lý do hả? Đơn giản thôi. Bài giảng thì lúc nào cũng bạc phếch một màu, chẳng có gì mới mẻ, chuyền đời từ thời ông cố đến nay vẫn vậy. Có những thứ nghe về nó, biết về nó từ tám năm trước rồi mà giờ vẫn phải học. Hơn nữa, cô giảng thì câu trước câu sau cứ đều đều nhau, chẳng có nhún nhảy âm tiết gì cả. Việc đó đối với học sinh mà nói không khác gì “trẻ mục đồng ngồi nghe thiền sư gõ mõ”. Đừng nói là cả bài, một chữ có khi cũng chẳng lọt ấy chứ.
Nhưng mà nghe giáo viên mắng thì lại khác. Nội dung mới mẻ, thuyết trình hấp dẫn, câu từ bay bổng, ý tứ thâm sâu. Đặc biệt là nhịp độ lên xuống rất đều. Nó tưởng như một bản nhạc Rock sáng tác tại chỗ, chứ không có dạt dào cảm súc như mấy bài nhạc Ballad buồn. Hơn nữa, đang yên đang lành không phải học mà được nghe cải lương miễn phí thì còn gì bằng?
Tiết học kết thúc cũng là lúc cô xách cặp đi thẳng không lời từ biệt, bỏ lại bài học dở giang sau lưng. Cùng lúc đó, Trần Tiến quay xuống làm mặt hình sự, trợn mắt nhìn tôi hỏi dồn:
- Mày làm sao thế? Vào học thì vào muộn mười phút, mặt mày phờ phạc, quần áo xộc xệch, đầu tóc rối bù, tay cầm tờ giấy, chông không khác gì con điên. Song ban nãy lại còn ngồi đó cười ngờ nghệch chọc tức cô nữa chứ. Mày điên thật rồi đấy à? Hay sốt?
Mật mã cuối cùng – Ngoại truyện
Mật mã cuối cùng – Chương 17 (end)
Mật mã cuối cùng – Chương 16
Mật mã cuối cùng – Chương 15
Mật mã cuối cùng – Chương 14
Mật mã cuối cùng – Chương 13
Mật mã cuối cùng – Chương 12
Mật mã cuối cùng – Chương 11
Mật mã cuối cùng – Chương 10
Mật mã cuối cùng – Chương 9
Mật mã cuối cùng – Chương 8
Mật mã cuối cùng – Chương 7
Mật mã cuối cùng – Chương 6
Mật mã cuối cùng – Chương 5
Mật mã cuối cùng – Chương 4
Mật mã cuối cùng – Chương 3
Mật mã cuối cùng – Chương 2
Mật mã cuối cùng – Chương 1
.
.
.
- Cái gì?
- Tôi nói là “đáp án chiến tranh thế giới thứ hai của cậu sai rồi”.
- Nói láo. – Tôi hét lên phản bác. Ngay sau đó là tiếng cô thủ thư gõ bàn, chỉ tay vào mặt tôi ra hiệu im lặng. Tôi cúi đầu, hạ giọng hỏi Chảnh thiếu gia. – Sai chỗ nào? Cậu nói thử xem.
- Tốt thôi. Vậy tôi hỏi cậu tại sao dữ kiện cuối cùng lại bỏ đi mà không chịu phân tích?
- Cái đó… cái đó… – Tôi cứ thế lấp lửng rồi bỏ ngỏ câu nói.
- Cậu biết tại sao tôi lại hỏi ngày sinh của cậu với tên người thiết kế mật mã không?
- Không biết. – Tôi lắc mạnh đầu phụ họa cho câu nói của mình.
- Bởi vì trong dữ kiện “7/3 – 10/2: Ánh sáng vĩnh hằng sẽ mang lại bình yên cho thế giới” có nhắc tới Lưu Việt An và Bùi Vĩnh Quang.
- Dựa vào đâu mà cậu lại khẳng định như vậy?
- Bởi vì “ánh sáng vĩnh hằng” nghĩa là Vĩnh Quang, còn “bình yên” nghĩa là An. Hơn nữa từ khóa cần tìm có 22 ô vuông. Trong khi đó đáp án của cậu lên đến 23 ô vuông. Vậy thử hỏi một ô vuông nữa đi đâu rồi? – Chảnh thiếu gia nghiêng đầu nhìn tôi nheo mắt cười hỏi. Tôi nuốt khan một hụm nước bọt, đưa cả hai tay lên cào đầu, tìm chứng cứ biện hộ cho mình. – Cứng họng rồi à? Nhưng mà chưa hết đâu, vẫn còn một thứ nữa. “7/3 – 10/2”, một cái là ngày sinh của cậu, cái còn lại tôi khẳng định là ngày sinh của Bùi Vĩnh Quang.
Làm sao… làm sao mà cái tên họ Bùi ấy lại biết được ngày sinh của tôi? Hắn bói đâu ra vậy hả trời? Hả trời? Trời ơi điên đầu mất! Tôi lấy hai tay xoa rối mớ tóc xù, sản phẩm từ nãy đến giờ mình cất công ngồi cào song khẽ hỏi Chảnh thiếu gia:
- Vậy cậu nói đáp án là gì?
- Chiến tranh thế giới thứ ba, vừa đủ 22 ô vuông.
- Làm gì có chiến tranh thế giới thứ ba?
- Thì chính nó là nguyên nhân xuất hiện ngày sinh và tên của cậu với người bạn ấy ở trong đó.
Vậy là hết. Hết đường chối cãi.
.
.
.
Tôi chẳng biết mình về lớp bằng cách nào, chỉ biết tay mình đang cầm mật thư và trên đó có điền đầy đủ 22 từ khóa.
Thật ra mà nói tôi thấy Chảnh thiếu gia cũng không phải là lạnh lùng, khiêm tốn, khó gần hay hoàn hảo gì như lũ con Linh vẫn thường nói. Mà đúng hơn là “Chảnh”, mắc bệnh ngôi sao, lúc nào cũng nghĩ thế giới quay quanh mình. Thế nên kết lại một câu: người như thế thường đứng vào đội ngũ những đứa tự kỉ cô đơn nơi góc lớp. Bạn bè không có là chuyện thường, nói chuyện với tường là hiển nhiên, và dĩ nhiên, điên là không tránh khỏi.
Tôi nhún vai bật cười một cái, tự khen mình có mắt nhìn người. Thì bỗng…
- Chị An, chị đang cười cái gì đấy?
Ôi chết, ông bà tổ tiên của con ơi! Vào học hồi nào vậy? Toi rồi! Bây giờ mà không khoan tai ngồi nghe cô ca bài “dân ca trù” thì tôi không làm người.
- Hả? Chị cười gì tôi? Giáo viên thì ngồi trên giảng bài khàn cả cổ, học sinh thì ngồi dưới cười. Cười cái gì mà cười? Tôi có nói sai nội dung bài học hay mặc quần áo rách gì đi dạy hay không mà chị phải cười? Hả? Sao chị không cười nữa đi? Ban nãy còn cười tươi lắm mà? Cái lớp này học hành thì không chịu học, đầu óc toàn cứ để đâu đâu. Nhớ năm xưa tôi…
Đấy! Tôi nói có sai đâu. Cứ mỗi khi trong lớp có đứa nào làm sai chuyện gì đó thì câu cửa miệng đầu tiên của thầy cô luôn là “cái lớp này”. Song bắt đầu lôi chuyện ngày xưa ra kể lể, nói xuyên kim cổ. Từ việc thầy cô ngày xưa đi học khổ cực cỡ nào cho đến học sinh ngày nay sướng ra sao. Từ những thứ nhỏ nhặt nhất trong đời sống cho đến những thứ cao siêu. Từ những sự tích anh hùng cách hiện tại vài dặm ánh sáng hay vài ba câu tục ngữ quen thuộc từ thời ông cố cũng không tha.
Lẽ dĩ nhiên là mấy đứa ham chơi hơn ham học trong lớp tôi sẽ chẳng kêu ca một lời dù bị dán đoạn bài giảng đâu. Có khi ra chơi chúng nó còn chạy đến cám ơn tôi nữa ấy chứ. Lý do hả? Đơn giản thôi. Bài giảng thì lúc nào cũng bạc phếch một màu, chẳng có gì mới mẻ, chuyền đời từ thời ông cố đến nay vẫn vậy. Có những thứ nghe về nó, biết về nó từ tám năm trước rồi mà giờ vẫn phải học. Hơn nữa, cô giảng thì câu trước câu sau cứ đều đều nhau, chẳng có nhún nhảy âm tiết gì cả. Việc đó đối với học sinh mà nói không khác gì “trẻ mục đồng ngồi nghe thiền sư gõ mõ”. Đừng nói là cả bài, một chữ có khi cũng chẳng lọt ấy chứ.
Nhưng mà nghe giáo viên mắng thì lại khác. Nội dung mới mẻ, thuyết trình hấp dẫn, câu từ bay bổng, ý tứ thâm sâu. Đặc biệt là nhịp độ lên xuống rất đều. Nó tưởng như một bản nhạc Rock sáng tác tại chỗ, chứ không có dạt dào cảm súc như mấy bài nhạc Ballad buồn. Hơn nữa, đang yên đang lành không phải học mà được nghe cải lương miễn phí thì còn gì bằng?
Tiết học kết thúc cũng là lúc cô xách cặp đi thẳng không lời từ biệt, bỏ lại bài học dở giang sau lưng. Cùng lúc đó, Trần Tiến quay xuống làm mặt hình sự, trợn mắt nhìn tôi hỏi dồn:
- Mày làm sao thế? Vào học thì vào muộn mười phút, mặt mày phờ phạc, quần áo xộc xệch, đầu tóc rối bù, tay cầm tờ giấy, chông không khác gì con điên. Song ban nãy lại còn ngồi đó cười ngờ nghệch chọc tức cô nữa chứ. Mày điên thật rồi đấy à? Hay sốt?
Đọc tiếp:
Mật mã cuối cùng – Chương 8
Quay lại:
Mật mã cuối cùng – Chương 10
Danh sách chươngMật mã cuối cùng – Ngoại truyện
Mật mã cuối cùng – Chương 17 (end)
Mật mã cuối cùng – Chương 16
Mật mã cuối cùng – Chương 15
Mật mã cuối cùng – Chương 14
Mật mã cuối cùng – Chương 13
Mật mã cuối cùng – Chương 12
Mật mã cuối cùng – Chương 11
Mật mã cuối cùng – Chương 10
Mật mã cuối cùng – Chương 9
Mật mã cuối cùng – Chương 8
Mật mã cuối cùng – Chương 7
Mật mã cuối cùng – Chương 6
Mật mã cuối cùng – Chương 5
Mật mã cuối cùng – Chương 4
Mật mã cuối cùng – Chương 3
Mật mã cuối cùng – Chương 2
Mật mã cuối cùng – Chương 1